• Câu hỏi: 1. Ai là người đầu tiên tìm ra vi sinh vật? 2. Vi sinh vật bao gồm những gì? 3. Vi sinh vật chia thành mấy nhóm? 4. Vi sinh vật có hô hấp không? 5. Vi sinh vật có thể sống ở môi trường chân không không? 6. Các anh chị nghiên cứu về vi sinh vật với mục đích gì? 7. Tác động của vi sinh vật đến con người? 8. Đa số vi sinh vật sống đơn độc hay theo bầy đàn? 9. Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể chúng ta theo đường nào? 10. Vi sinh vật có thải ra không?

    Dược hỏi Hoàng Anh Kiệt đến Ứng Trang, Thu Trang, Nguyễn Trang, Ngọc Bích, Kim Chi trên 28 Th2 2019.
    • Hình chụp: Vũ Thị Ngọc Bích

      Vũ Thị Ngọc Bích Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi: last edited 28 Th2 2019 16:33


      1,Người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật là Robert Koch.
      2. Vi sinh vật là một cơ thể sống được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào, các tế bào này chứa nhiều cơ quan nhỏ giúp vi sinh vật có thể sống, trao đổi chất và sinh sản… Các cơ quan của tế bào lại được cấu tạo từ các phân tử lớn (hay còn gọi là các đại phân tử). Các đại phân tử này lại được cấu tạo từ các nguyên tử nhỏ hơn. Túm lại đơn giản VSV là một cơ thể sống nhỏ bé.
      3. Vi sinh vật có thể chia thành 6 nhóm: Virut, Vi khuẩn cổ (Archaea), vi khuẩn, xạ khuẩn, Vi nấm, vi tảo.
      4. Giống như các cơ thể sống khác ở vi sinh vật có diễn ra qua trình hô hấp theo cách riêng của mình. Riêng virut là nhóm có cấu tạo riêng và không có quá trình hô hấp.
      5. Một số vi sinh vật sinh bào tử, và có thể tồn tại trong môi trường chân không.
      6. Nghiên cứu VSV để hiểu về chúng, hiểu chúng thích gì, ghét gì, hoạt động của chúng như thế nào, chúng có lợi và có hại như thế nào đối với đời sống của con người, từ đó tìm cách thúc ứng dụng những lợi ích của nó trong cuộc sống và ngăn ngừa, hạn chế (thậm chí tiêu diệt) những mặt có hại của VSV.
      7. Một trong những tác động tiêu cực đến con người là gây bệnh. Chúng xâm nhập vào cơ thể người, gây mất cân bằng các chức năng của cơ thể làm cho cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, thậm chí tử vong. Ngoài ra chúng cũng gây bệnh cho vật nuôi, cây trồng làm thiệt hại lớn về kinh tế…
      8. Chúng thường thích sống bầy đàn, và cũng có một tổ chức xã hội khá thú vị. Ví dụ trong đường ruột của người, động vật là một hệ vi sinh vật vô cùng đa dạng, mà ở đó có loài chiếm ưu thế, có loại ít ưu thế. Ở mỗi người khác nhau có hệ vi khuẩn đường ruột khác nhau.
      9. Vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta bằng tất cả các con đường: qua da, qua đường tình dục, qua truyền máu, qua đường hô hấp, qua ăn uống. Nên cứ hở ra là nó xâm nhập, nhưng đừng sợ, nó chưa chắc đã gây bệnh nếu ta có hàng rào bảo vệ cơ thể tốt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên nhé.
      10. Có chứ, nó ăn vào và cũng có thải ra chứ. Nó thải ra các chất. Ví dụ vi khuẩn tụ cầu vàng thải ra độc tố enterotoxin, một loại protein không bị phân hủy trong qua trình đun nấu. Độc tố này gây ngộ độc thực phẩm nếu ta không may ăn phải thực phẩm bị nhiễm tụ cầu vàng…

    • Hình chụp: Nguyễn Thu Trang

      Nguyễn Thu Trang Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      1. Leeuwenhoek là người đầu tiên ghi chép về những hình ảnh vi sinh vật ông quan sát được dưới kính hiển vi
      2. Vi sinh vật đã có cấu tạo tế bào sẽ gồm 3 thành phần chính: màng tế bào – bao bọc bên ngoài, bảo vệ vi sinh vật; tế bào chất – môi trường bên trong tế bào vi sinh vật; vùng nhân chứa các vật chất di truyền của vi sinh vật (ADN hoặc ARN). Virus không có cấu tạo tế bào nên chúng đơn giản hơn, chỉ bao gồm các vật liệu di truyền nằm trong lõi và được bao bọc bởi lớp vỏ làm bằng protein bên ngoài. Nhìn chung thì vi sinh vật cũng được cấu tạo đủ để có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản.
      3. Vi sinh vật bao gồm các vi khuẩn, virus, một số vi nấm và vi tảo.
      4. Vi sinh vật (trừ virus) có hô hấp, nhưng hô hấp ở đây không hề giống chúng ta đâu.
      5. Vi sinh vật sẽ không thể hoạt động sống trong môi trường chân không, tuy nhiên một số có thể ngừng các hoạt động sống, chuyển về trạng thái “ngủ đông” và có thể hoạt động trở lại khi gặp điều kiện thích hợp.
      6. Mọi nghiên cứu đều hướng đến một số mục đích nhất định như hiểu được cấu tạo và hoạt động của vi sinh vật; hiểu được cơ chế tác động / gây bệnh của vi sinh vật; các nghiên cứu sâu hơn có thể là phát hiện / tìm ra cách ức chế các vi sinh vật hoặc sử dụng vi sinh vật trong chế tạo vật liệu, thuốc chữa bệnh…
      7. Vi sinh vật có thể vô hại với con người, một số có ích, có nhóm lại gây bệnh cho con người.
      8. Vi sinh vật hoạt động độc lập, khi chúng sinh sản nhanh + nhiều sẽ tạo ra một quần thể với số lượng rất đông. Tuy nhiên bản chất của chúng không giống “bầy đàn” như chúng ta vẫn thấy ở các loài động vật, chúng vẫn hoạt động riêng rẽ với nhau, có các tương tác nhất định giữa các vi sinh vật cùng loài cũng như khác loài, có sự ức chế lẫn nhau để “tranh giành” môi trường sống.
      9. Vi sinh vật chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương hở, đường truyền dịch hoặc đường tình dục.
      10. Vi sinh vật có thải các chất không cần thiết, các chất độc ra khỏi cơ thể chúng; nếu không có sự thải thì vi sinh vật chắc cũng “mắc bệnh” và không thể tồn tại được rồi.

Các bình luận